Còi xương ở trẻ em

Còi xương ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương án xử lý

Ba mẹ nào cũng muốn con của mình khỏe mạnh cao lớn hơn so với các bạn đồng trang lứa. Một trong những nguyên nhân khiến quá trình này bị ảnh hưởng đó chính là còi xương ở trẻ em. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu cũng như cách xử lý của trình trạng này ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Zenbkid để tiếp nhận thêm thông tin nhé ba mẹ!

Tình trạng còi xương ở trẻ em là gì?


Còi xương ở trẻ em được hiểu là tình trạng cấu trúc xương của trẻ gặp vấn đề về cả tình chất, cấu trúc và hình thái xương. Những bất thường này khiến xương giòn, dễ gãy hơn bình thường và có thể thấp bé hơn so với các bạn đồng trang lứa – những bạn có thể trạng và cấu trúc xương bình thường. 

Phần lớn tình trạng này diễn ra do các bất thường về chuyển hóa vi chất làm giàu cho xương như canxi, vitamin D, phốt pho. Tiêu cực hơn cho tình trạng này có thể kể đến các tình trạng biến dạng xương.

Nguyên nhân dẫn đến còi xương ở trẻ em  


Còi xương ở trẻ em có nhiều nguyên nhân dẫn đến. Tuy nhiên, về bản chất thì còi xương vẫn là do rối loạn chuyển hóa và hấp thu 3 dưỡng chất chính đó là canxi, vitamin D và phốt pho.

Để phân loại nguyên nhân còi xương ở trẻ thì chúng ta có thể phân loại theo 3 giai đoạn chính tác động đến quá trình này: Mang thai, dưới 6 tháng tuổi và từ 6 tháng tuổi trở lên.

Giai đoạn mang thai

Nguy cơ tiềm ẩn các vấn đề về di truyền trong giai đoạn mang thai là luôn thường trực. Trong đó, còi xương do di truyền là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài di truyền, còi xương ở trẻ em có thể được hình thành bởi quá trình sinh non, sinh đôi do mẹ không đủ dưỡng chất như canxi, vitamin D cho 1, 2 hoặc 3 bé. Nhu cầu vitamin D trong giai đoạn này của mẹ bầu cao gấp 3 lần so với bình thường, chính vì thế, ba mẹ nên kiểm tra và thực hiện các nghiệp vụ đo lường thường xuyên giúp tránh nguy cơ thiếu hụt canxi cũng như vitamin D cho cả mẹ và bé.

Siêu âm khi mang thai

Còi xương ở bé dưới 6 tháng tuổi

Trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường không được cung cấp canxi hoặc vitamin D từ nguồn nào khác từ sữa mẹ. Chính vì thế, nếu trong sữa mẹ không có đủ 2 dưỡng chất này thì tỷ lệ trẻ thiếu vitamin D và canxi là khá cao từ đó có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài bà mẹ thường bắt đầu chế độ ăn kiêng sớm, từ đó giảm chất lượng sữa, thiếu vitamin D và canxi cung cấp cho em, nguy cơ còi xương ở trẻ em cũng từ đó mà hình thành.

Còi xương ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Phương pháp chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng không khoa học chính là một trong những nguyên nhân chính gây còi xương ở trẻ em trong giai đoạn từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra, thiếu vitamin D từ mặt trời do lười vận động ngoài trời cũng có thể dẫn đến tình trạng còi xương và suy yếu cấu trúc xương.

Dấu hiệu trẻ còi xương


Dấu hiệu còi xương có thể khó nhận biết ở giai đoạn sớm đầu đời do cấu trúc xương lúc này khá khó cho ba mẹ để nhận biết các bất thường. Khi vừa sinh ra, trẻ có thể biểu hiện còi xương bằng các dấu hiệu như xương sọ mỏng, mềm và có thể cảm nhận được khi sờ, rụng tóc theo hình vành khăn, quấy khóc,…

Các dấu hiệu dần thể hiện rõ hơn theo thời gian phát triển của trẻ, cụ thể:

  • Thể trạng thấp bé hơn các bạn đồng trang lứa
  • Còi cọc, suy dinh dưỡng
  • Biếng ăn kéo dài, cân nặng tăng chậm hoặc không tăng trong một khoảng thời gian
  • Răng miệng yếu biểu hiện bởi chậm mọc răng hoặc sún, sâu răng
  • Chẩn đoán dễ gãy xương hoặc khó hồi phục nếu như gãy xương

Tình trạng còi xương hoặc các bất thường về xương của trẻ ở giai đoạn đầu đời ảnh hưởng khá lớn đến khả năng phát triển thể chất của trẻ sau này. Nếu không thể tự đánh giá nguyên nhân hoặc các dấu hiệu, ba mẹ hãy đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có nhận định chính xác nhất từ đó nhận lời khuyên cũng như khuyến cáo từ chuyên gia.

Phương pháp điều trị chứng còi xương ở trẻ em


Đối với các trẻ mắc chứng còi xương, điều trị còi xương chỉ mang tính chất ngăn chặn các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân mang tính bệnh lý. Bên cạnh điều trị, quá trình tác động sau điều trị được đánh giá là quan trọng hơn trong việc phát triển khung xương cũng như chiều cao của trẻ sau này.

Điều trị còi xương

Điều trị còi xương thường diễn ra dưới nguyên tắc sử dụng thuốc ức chế và kháng sinh để giảm trừ hoặc triệt tiêu các nguyên nhân gây rối loạn hấp thu, chuyển hóa cũng như tăng hấp thụ canxi, cân bằng về liều lượng canxi, phốt pho và vitamin D.

Hỗ trợ cải thiện xương và chiều cao cho trẻ

Quá trình sau điều trị tức là quá giai đoạn bổ sung và cung cấp các điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển tối đa về sức khỏe xương cũng như cải thiện chiều cao là quá trình khá quan trọng trong hành trình phát triển thể chất của bé. Quá trình này bao gồm việc bổ sung dinh dưỡng cũng như tăng cường hoạt động thể chất và vận động của trẻ. 

Các chuyên gia đã khuyến cáo điều này từ rất lâu như một phần không thể thiếu nếu như muốn phát triển chiều cao cho bé. Cụ thể: 

  • Dinh dưỡng:  Ngoài nhóm dinh dưỡng cơ bản: Đạm, tinh bột, chất xơ, chất béo thì một số đơn vị dinh dưỡng vi lượng cũng như vitamin có tác dụng cực tốt cho phát triển chiều cao cho bé có thể kể đến như: Kẽm Zinc, Sắt, phốt pho, D3K2, Magie,.. nên được bổ sung cho bé trong khẩu phần ăn theo ngày và lặp lại theo tuần, theo tháng.
Bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho trẻ
  • Thực phẩm bổ sung: Thực phẩm bổ sung cung cấp rất tốt các vi chất cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cũng khó để tìm kiếm nguồn thực phẩm chứa chúng. Tình tiện lợi cũng là điểm mạnh khi sử dụng thực phẩm bổ sung mà không cần phải chuẩn bị nhiều đồ ăn trong bữa ăn. Đặc biệt, dạng sử dụng xịt hiện đang là xu hướng cho các thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở trẻ em( Tham khảo D3K2 dạng xịt

  • Vận động: Các môn thể thao giúp tăng cường độ vận động và khả năng đàn hồi cũng như kéo giãn của xương và khớp xương từ đó mở rộng tối đa khả năng phát triển của xương và chiều cao. Các môn thể thao ba mẹ có thể cho con tập đó là bóng đá, bóng rổ, bơi lội,… ngoài cải thiện xương, thể thao còn giúp hệ hô hấp và tinh thần của trẻ tốt hơn rất nhiều.

Đối với cá nhân các trẻ có bệnh nền hoặc đang điều trị các tình trạng đặc biệt khác, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện bất cứ hành động hoặc chỉ dẫn nào ở trên. Tham khảo và nghe tư vấn miễn phí từ chuyên gia tại Zenkbid Bên con yêu khôn lớn mỗi ngày

Kết luận


Chứng còi xương ở trẻ em được coi là tình trạng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển  thể chất và chiều cao ở trẻ em. Chắc không ba mẹ nào muốn bé yêu của mình thấp bé hoặc nhẹ cân hơn các bạn bè đồng trang lứa. Đọc thêm các thông tin về chăm con thông minh hoặc dinh dưỡng khoa học cho con trên mạng chính là một cách thể hiện của ba mẹ thông thái trong quá trình chăm sóc con yêu.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ trong việc đánh giá chính xác các nguyên nhân khiến trẻ còi xương liên quan đến y tế. Thời gian hoàn hảo để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé là từ 6 đến 12 tháng một lần. Dành công sức và tâm trí cho con cái chính là một cách thể hiện của phụ huynh hoàn hảo đối với con cái – thể hệ mầm non tương lai của tổ quốc.

Logo của zenbkid

Thông tin liên hệ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon