Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu

Thời gian mẹ bầu chuyển dạ kéo dài bao lâu thì sinh ?

Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu thì sinh ? Đây có lẽ là câu thắc mắc của đa số mẹ bầu đang trong những tháng ngày cuối thai kỳ. Thấu hiểu được những lo lắng của các mẹ bầu, Zenbkid sẽ giải đáp những băn khoăn này ngay nhé !

Quá trình chuyển dạ kéo dài bao lâu ? 

Chuyển dạ là quá trình sinh lý diễn ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà thời gian chuyển dạ của mỗi mẹ bầu sẽ không giống nhau. Thời gian chuyển dạ ở thai phụ có con so thường sẽ lâu hơn so với con rạ.

 Đối với thai phụ sinh con so, do cổ tử cung mở chậm và tầng sinh môn vẫn còn rắc chắc nên thời gian cho quá trình chuyển dạ trung bình từ 12 – 18 giờ. Thậm chí, thời gian này có thể kéo dài lâu hơn vì các mẹ bầu sinh con đầu lòng dễ rơi vào tình trạng bỡ ngớ, lúng túng không biết cách thở và rặn sinh như thế nào nên đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, một cuộc chuyển dạ kéo dài quá lâu sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên, các mẹ bầu hãy chủ động chuẩn bị cho mình nhiều kiến thức để vượt cạn thành công nhé .

Còn đối với phụ sản sinh con rạ, thời gian chuyển dạ sẽ ngắn hơn, trung bình từ 8 – 12 giờ. 

Vào những tuần cuối của thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu sẽ cảm nhận được các cơn co tử cung nhẹ trước khi chuyển dạ thật sự. Các cơn co này được gọi là chuyển dạ giả hay còn được gọi tên khác là những cơn co Braxton Hicks. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để phân biệt được chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì chúng có nhiều đặc điểm giống nhau.

Chuyển dạ giả Chuyển dạ thật
Dấu hiệu nhận biết  Cơn co thắt lúc mạnh, lúc yếu không rõ ràng. Cơn co thắng mạnh, đau với cường độ tăng dần. Kèm theo đó là tình trạng chuột rút.
Vị trí cơn đau Cơn đau thường xuất hiện phía trước bụng hoặc vùng xương chậu. Cơn đau có thể xuất hiện ở phần lưng dưới, lan sang phía trước bụng khiến cho mẹ bầu sẽ đau ở trong bụng và đau lưng. 
Thời gian diễn ra  Mỗi cơn đau kéo dài từ 30-60 giây nhưng có lúc sẽ kéo dài trong 2 phút. Cơn đau kéo dài 30-70 giây và các cơn co thắt sẽ gần nhau.
Tần suất Các cơn đau chuyển dạ giả có tần suất thất thường, không xảy ra thường xuyên và không theo chu kỳ nào.  Cơn đau lặp lại với tần suất tăng dần, không cách giữa mỗi lần co thắt ngày càng gần nhau. 
Thời điểm dừng cơn đau Cơn đau có thể giảm khi mẹ bầu thay đổi tư thế nghỉ ngơi và vận động. Cơn đau sẽ không giảm mà còn dồn dập ở cường độ ngày càng tăng. 

 

Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu
Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu

Thời gian chuyển dạ kéo dài có nguy hiểm không ?

Chuyển dạ kéo dài là quá trình chuyển dạ có thời gian lâu hơn chuyển dạ bình thường và thời gian diễn ra trong khoảng 18 – 24 giờ. Thai phụ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài thường là do: 

  • Em bé to và không thể chui được qua âm đạo.
  • Em bé nằm ở tư thế khác thường.
  • Đường âm đạo quá nhỏ và em bé không thể chui lọt.
  • Các cơn co thắt tử cung yếu.

Nếu cơn chuyển dạ kéo dài quá lâu có thể sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé gây ra một số nguy hiểm sau:

  • Đối với thai nhi khi chuyển dạ quá lâu có thể gặp phải một số vấn đề sau: Thiếu oxy có thể làm bé ngạt trong tử cung, nhịp tim của thai nhi bất thường có thể dẫn đến tình trạng suy thai, nhiễm trùng sơ sinh do thai nhi uống và hít thở nước ối xấu,…
  • Đối với mẹ bầu có thể gặp một số vấn đề như: mất sức khi sinh, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng ối, vỡ tử cung, nhiễm trùng hậu sản,….
    Vị trí nằm của trẻ sơ sinh
    Các tư thế khác của trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa chuyển dạ kéo dài

Để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng kéo dài, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tạo ra lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, ngủ nghỉ đúng giờ và đủ giấc. 
  • Mẹ bầu chú ý hãy luôn giữ cho bản thân một tinh thần thoải mái, vui vẻ tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Đi khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ để có thể cập nhật được tình trạng của thai nhi thường xuyên. Việc thăm khám bác sĩ thường xuyên còn giúp cho bác sĩ phát hiện được các nguy cơ thai kỳ và đưa ra những lời khuyên về tình trạng của mẹ bầu như: thai to không tương xứng với xương chậu, thai chưa quay đầu, cạn ối,…Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra được phương án can thiệp kịp thời. 
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Hi vọng với những giải đáp thắc mắc chuyển dạ bao lâu thì sinh của Zenbkid sẽ giúp các mẹ bầu có thêm kinh nghiệm hữu ích cho bản thân và yên tâm chuẩn bị tinh thần tốt để quá trình “ vượt cạn ” thành công.Theo dõi  Zenbkid- Bên con yêu khôn lớn mỗi ngày để biết nhiều Tips chăm sóc con ngay nhé ! 

Logo của zenbkid

Dấu hiệu chuyển dạ cho bà bầu: mất nút nhầy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon